Trở ngại khi đi du học là gì, Sinh viên có lựa chọn nào thay thế tốt hơn?

Du học có phải là lựa chọn duy nhất để tiếp cận kiến thức quốc tế?

Với sự phát triển và hội nhập không ngừng, việc du học đã không còn quá xa lạ. Các thế hệ trẻ hiện nay mang trong mình tư tưởng rất hiện đại, luôn muốn khám phá những cái mới, tiếp thu nền “văn minh thế giới” và học tập trong môi trường quốc tế toàn cầu. Tuy nhiên đâu phải ai cũng đáp ứng đủ tất cả yêu cầu về việc du học.

Đúng, du học mang lại rất nhiều cơ hội tốt, các bạn luôn tưởng tượng về một “thế giới màu hồng” khi sang nước ngoài, nhưng sự thật là nó đâu dễ dàng như thế. Vậy những trở ngại ở đây là gì?   

Tro ngai khi di du hoc

1. Rào cản về ngôn ngữ

Bạn tự tin rằng khả năng ngoại ngữ của mình tốt vì luôn đạt điểm giỏi hồi cấp ba, bạn tự tin vì mình có thể trả lời được các câu hỏi tiếng Anh của giáo viên. Nhưng bạn sẽ vẫn đủ tự tin để nghe hiểu từ vựng chuyên ngành hay nói chuyện với vô số các bạn sinh viên cũng nói tiếng Anh đến từ nhiều quốc gia khác nhau? 

Cách người bản xứ nói chuyện khác hoàn toàn so với những gì bạn học được trên trường lớp, cho dù bạn có chứng chỉ Ielts 4.5 hoặc có thể thuyết trình bằng Tiếng Anh nhưng khi giao tiếp với người bản xứ thì đa phần các bạn không hiểu gì. Không những thế, trường mà bạn chọn du học sẽ có các bạn du học sinh quốc tế khác đến từ nhiều nơi trên thế giới cũng đang học tiếng Anh như bạn, vì mỗi người ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có giọng điệu tiếng Anh khác nhau cho nên sẽ rất khó khăn để nghe hiểu họ nếu như bạn không có sự chuẩn bị tốt về ngoại ngữ. Ngoài ra, nếu du học sinh có khả năng giao tiếp và đọc viết ngoại ngữ yếu thì rất khó tiếp thu kiến thức, tốc độ học sẽ chậm hơn các bạn khác, tệ hơn là không theo kịp tiến độ học dẫn đến rớt môn và phải nộp tiền học lại rất nhiều.

2. Sự khác biệt về văn hóa

Đến một vùng đất mới đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận và làm theo cách sống của họ. Bạn sẽ gặp gỡ rất nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau với lối sống khác nhau và có vô vàn những nét văn hóa trái ngược với Việt Nam. Có rất nhiều du học sinh vì bị “shock” văn hóa khiến cho việc học dang dở và phải trở về nước. Nếu như bạn không có khả năng thích nghi tốt, lối suy nghĩ phóng khoáng, “tử tưởng mở” và cách nhìn nhận vấn đề đa chiều thì rất khó mở lòng tiếp nhận các nền văn hóa đa dạng và hội nhập quốc tế.

3. Mức chi phí khổng lồ

Có một sai lầm hết sức nghiêm trọng khi có những bạn gia đình không đủ khả năng tài chính, không đủ tiền để chu cấp cho việc du học, nhưng các bạn đó vẫn lạc quan cho rằng mình có thể qua nước ngoài vừa học vừa làm, kiếm tiền đóng học phí hay sinh hoạt. Nhưng sự thật là chỉ có những ai thật sự giỏi, thật sự xuất sắc mới có thời gian để đi làm thêm, nếu không bạn sẽ bị áp lực kinh tế rất lớn, không những phải trả mức học phí đắt đỏ gấp gần chục lần khi học tại Việt Nam mà còn phải lo lắng về chi chi sinh hoạt, đi lại, nhà cửa… dẫn đến việc học bị sao nhãng, nợ môn và đóng tiền học lại.

4. Ảnh hưởng của Covid-19

Với tình hình Covid-19 hiện nay làm cho việc du học càng trở nên khó khăn khiến nhiều du học sinh bị chậm trễ tiến độ học tập. Công việc bất ổn, thu nhập giảm, nhiều gia đình không đủ điều kiện cho con đi học nên nhiều bạn đã phải từ bỏ ước mơ du học của mình. 

Tro ngai khi di du hoc

Nhưng từ cái khó lại mở ra nhiều cơ hội mới. Một xu hướng du học mới đang rất phổ biến hiện nay đó là “du học tại chỗ”. 

Du học tại chỗ là chương trình hợp tác liên kết đào tạo quốc tế giữa các trường đại học tại Việt Nam với các trường đại học tại nước ngoài. Sinh viên sẽ được tiếp cận nền giáo dục hiện đại và chất lượng với khung chương trình chuyển tiếp từ các trường quốc tế ngay tại Việt Nam mà không phải đi du học. Điều đó mang đến rất nhiều ưu thế như:

  • Được học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh với giảng viên nước ngoài
  • Sinh viên được nhận bằng cấp từ các trường đại học đối tác nước ngoài với giá trị quốc tế và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.
  • Mức học phí hợp lý, thấp hơn nhiều khi du học, giúp tiết kiệm được một khoản đáng kể từ cả học phí và sinh hoạt.  
  • Có thêm thời gian để chuẩn bị về tâm lý, tài chính, trau dồi ngoại ngữ và các kỹ năng học tập cần thiết trước khi lên đường du học.
  • Ngoài ra, nếu như sinh viên chưa đạt các yêu cầu đầu vào thì sẽ được học 1 năm dự bị để trang bị kiến thức, kỹ năng mềm và ngoại ngữ giúp các bạn tự tin trước khi bước vào chương trình chính khóa.

Tương lai như thế nào nằm ở quyết định hiện tại của bạn, hãy đưa ra lựa chọn thật sáng suốt và lựa chọn con đường đúng đắn nhé!