“Tốt nghiệp cấp 3 xong rồi làm gì tiếp theo nhỉ?” Hẳn đây là câu hỏi khá là phổ biến ở các bạn học sinh khi vẫn còn mơ hồ không biết làm gì và chưa chọn cho mình con đường phù hợp. Vậy chắc đây là thời điểm phù hợp để bắt đầu suy nghĩ đến chuyện làm gì tiếp theo rồi nhỉ!. Phần lớn các bạn sẽ chọn con đường Đại học để mở rộng kiến thức cũng như là tìm được cho mình ngành học yêu thích để sau này còn tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn. Nhưng các bạn đã từng nghe đến khái niệm “Gap year” chưa? và có nên thử gap year một lần không? Vậy thì bài viết này dành cho bạn đấy.
Gap Year là gì?
Theo Cambridge Dictionary, “Gap” được định nghĩa là: an empty space or opening in the middle of something or between two things ( tạm dịch là một khoảng trống ở giữa hai vật hoặc là ở vị trí giữa của một thứ gì đó). Vậy “Gap year” có nghĩa: a year between leaving school and starting university that is usually spent travelling or working ( tạm dịch là một khoảng thời gian hoặc 1 năm sau khi tốt nghiệp cấp 3 nhưng không học đại học mà thay vào đó bạn đi du lịch hoặc làm việc). Gap year có thể hiểu là “năm khoảng trống” , hay năm nghỉ phép hoặc là 1 cụm từ dùng để chỉ khoảng thời gian kéo dài 12 tháng khi đang học tập hay làm việc.
Gap year có thể kéo dài hoặc rút ngắn tuỳ vào kế hoạch của mỗi cá nhân. Nhìn chung, Gap year không hẳn là một kì nghỉ dài hay ngắn hạn, mà nó là thời điểm cho phép bạn được lên kế hoạch cho cuộc đời mình mà không đi theo khuôn khổ nào cả. Bạn có thể chọn bước tiếp Đại học hoặc “gap year” hoà nhập vào xã hội hoặc trao dồi kĩ năng sống cho bản thân.
Đối tượng thường chọn Gap year rơi vào phần lớn nhưng bạn học sinh trung học phổ thông sau tốt nghiệp hoặc chuẩn bị học đại học. Gap year chính là khoảng thời gian đệm giữa cấp 3 và trường đại học và công việc hoặc những bước nhảy việc khác nhau.
Gap year bao gồm những hình thức gì?
1. Làm việc (Working)
Tại sao Gap year mà lại đi làm ? Sao không dành thời gian nghỉ ngơi hưởng thụ cuộc sống. Bản thân Gap year đúng là khoản thời gian “nghỉ” nhưng không đồng nghĩa với việc các bạn chỉ vui vẻ, ăn chơi xả láng hay là làm nhưng việc vô nghĩa. Đối với gap year, làm việc luôn luôn ưu tiên và đặt lên hàng đầu, vì đây chính là thời gian vàng để thử sức mình với những công việc bán thời gian, vừa đảm bảo tài chính vừa có thêm một chút kỹ năng, kinh nghiệm bổ ích. Những điều mà bạn đã học và gặt hái được trong lúc làm việc sẽ vô cùng thiết thực cho công việc của bạn sau này. Ví dụ: tiết kiệm tài chính, quản lý thời gian và kỹ năng mềm. Hoặc cụ thể hơn, bạn có thể chọn cho mình những công việc liên quan đến giáo dục như là trợ giảng, ngoại ngữ để vừa cải thiện giao tiếp và phát triển ngoại ngữ nhé!
2. Du lịch (Traveling)
Như tiêu đề đây chính là Gap year du lịch, đây là hình thức mà các bạn trẻ sẽ dành 12 tháng của mình để “xách balo lên và đi” muôn nơi và bất cứ đâu mà mình muốn. Nghe có vẻ khó nhưng Gap year du lịch được khá nhiều bạn trẻ ưa chuộng, lúc này hãy tận dụng sức mạnh khổng lồ của Internet để truy cập vào nhưng trang du lịch và chọn ra những điểm đến du lịch cùng với đó là mức giá phù hợp với bản thân mình. Để nói về lợi ích của việc du lịch trong Gap year là vô cùng nhiều: có thêm hiểu biết về văn hoá của các quốc gia trên thế giới, cải thiện kỹ năng sinh tồn trong môi trường quốc tế, xây dựng một mạng lưới quan hệ với bạn bè năm châu v.v...
Có nên Gap year hay không?
Quay lại mục đích chính của bài viết này, chúng ta cũng đã biết “Gap year” là gì và nó có những hình thức nào rồi. Vậy có nên gap year không? Câu hỏi này đưa ra hai luồng ý kiến khác nhau: Vì sao Nên và tại sao Không Nên?
Vì sao NÊN Gap year sau khi tốt nghiệp cấp 3?
Gap year mang đến cho các bạn một cái nhìn hoàn toàn khác về cuộc sống, vì bây giờ đây các bạn sẽ chính thức bước ra khỏi vùng an toàn của mình, tạo ra một lối nhìn nhận mới về cuộc sống ban sơ, bạn bây giờ có thể giao tiếp, hoà mình với cuộc sống, tạo dựng cho mình nhiều mối quan hệ khác nhau và biết đâu từ những mối quan hệ đó sẽ mở ra cho bạn những con đường thăng tiến trong sự nghiệp.
Kiếm tiền trang trải cho cuộc sống cũng là một ý tưởng không tồi khi Gap year. Đành dành ra một năm để làm việc là phương án rất tốt để kiếm thêm một ít tiền dự phòng trước khi bạn “lao” vào trường Đại học. Có thể bạn sẽ không thể kiếm đủ số tiền chi trả cho chi phí học Đại học, nhưng khoản tiền kiếm được có thể sẽ giúp bạn lo liệu được những khoản như nhà ở, sách vở, du lịch hay thậm chí là một, hai học phí học kỳ đầu tiên. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi sống độc lập, và loại bỏ phần nào gánh nặng tài chính khi học đại học.
Hoặc đơn giản là một người sống tự do, muốn làm bất kỳ những gì mình muốn. Bạn muốn làm những gì mình cho ưu tiên trước việc học tập thì bạn có thể bắt tay vào làm ngay đấy!
Ngược lại, tại sao KHÔNG NÊN Gap year?
Đây hẳn là một quyết định khá khó khăn khi mà Gap year cùng tiềm ẩn nhiều vấn đề. Nếu bạn là một người có chí cầu tiến, không bao giờ muốn bị bỏ lại phía sau. Việc chứng kiến những người bạn đồng trang lứa của mình bước vào con đường Đại học, dần tìm ra được điểm mạnh và ngày càng phát triển. Điều đó khá là tiêu cực, làm bản thân bạn thấy bị “ lạc hậu”, yếu thế, tệ hơn là bạn sẽ dễ bỏ cuộc và không đặt ra mục tiêu của mình.
Hơn thế nữa, việc rời xa việc học truyền thống hoặc không đi theo hướng giáo dục cơ bản sẽ khiến bạn lạc lỏng và không biết nên làm gì tiếp theo. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ lãng phí thời gian quý báu của mình. Chính vì lẽ đó, hãy luôn xây dựng cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh và sau đó bám sát theo kế hoạch Gap year một cách hiệu quả nhất nhé!
Để trả lời cho câu hỏi Có nên Gap Year sau tốt nghiệp cấp 3 hay không thì chính bản thân các bạn sẽ là người đưa ra đáp án, vì vậy sẽ tuyệt vời hơn nếu bài viết này giúp đỡ các bạn một phần nào đó trong khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và luôn luôn hạnh phúc với lựa chọn của mình nhé!